Chuyên cung cấp các sản phẩm dầu nhớt, mỡ bò các loại. Nguyễn Nguyên Sinh - Giám đốc KD . H/P : 0913720839 Tel :(064)3840151 * Fax:(064)6250042 mail:daunhotphongphu@gmail.com * sinh.nguyen3@gmail.com
Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010
Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010
Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010
Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010
Giá dầu tiến sát mốc 90 USD/thùng
Vietstock) - Giá dầu thô tại Mỹ vọt lên mức cao 25 tháng do sự suy yếu của đồng USD và thời tiết lạnh tại châu Âu cũng như Đông Bắc Mỹ.
* Vàng lập đỉnh mới trên 1,400 USD/oz
Đồng USD rớt giá mạnh sau khi Chính phủ Mỹ thông báo trong tháng 11 nền kinh tế có thêm ít việc làm hơn so với dự báo và tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao nhất trong 7 tháng qua tại 9.8%.
Thời tiết giá rét tại châu Âu và một số vùng của Mỹ khiến nhu cầu dầu và các nhiên liệu khác tăng mạnh.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1 trên sàn NYMEX tăng 1.19 USD/thùng lên 89.19 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 07/10/2008.
Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng tăng hơn 6%, mức tăng mạnh nhất kể từ đà tăng trong 3 ngày 29/09-01/10.
Tính cả tuần, dầu thô tăng 6.48%, đánh dấu tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp đồng thời là tuần tốt nhất kể từ tuần kết thúc ngày 05/11 với mức tăng 6.66%.
Tổng khối lượng giao dịch trong ngày thứ Sáu đạt trên 790,000 thùng.
Giá dầu thô ICE Brent tương lai tăng 1.12 USD/thùng lên 91.80 USD/thùng sau khi tiến lên tới mốc 91.85 USD/thùng vào đầu phiên.
Trong tuần qua, ít nhất 4 ngân hàng lớn đã nâng dự báo giá dầu trong dài hạn. Lạc quan nhất là Goldman Sachs với dự báo giá dầu thô tương lai tại Mỹ sẽ tăng lên 100 USD/thùng vào năm tới nhờ đà phục hồi nhanh hơn dự báo của nền kinh tế toàn cầu.
Khánh Hà (Theo Reuters)
* Vàng lập đỉnh mới trên 1,400 USD/oz
Đồng USD rớt giá mạnh sau khi Chính phủ Mỹ thông báo trong tháng 11 nền kinh tế có thêm ít việc làm hơn so với dự báo và tỷ lệ thất nghiệp lên mức cao nhất trong 7 tháng qua tại 9.8%.
Thời tiết giá rét tại châu Âu và một số vùng của Mỹ khiến nhu cầu dầu và các nhiên liệu khác tăng mạnh.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1 trên sàn NYMEX tăng 1.19 USD/thùng lên 89.19 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 07/10/2008.
Chỉ trong 3 ngày qua, giá vàng tăng hơn 6%, mức tăng mạnh nhất kể từ đà tăng trong 3 ngày 29/09-01/10.
Tính cả tuần, dầu thô tăng 6.48%, đánh dấu tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp đồng thời là tuần tốt nhất kể từ tuần kết thúc ngày 05/11 với mức tăng 6.66%.
Tổng khối lượng giao dịch trong ngày thứ Sáu đạt trên 790,000 thùng.
Giá dầu thô ICE Brent tương lai tăng 1.12 USD/thùng lên 91.80 USD/thùng sau khi tiến lên tới mốc 91.85 USD/thùng vào đầu phiên.
Trong tuần qua, ít nhất 4 ngân hàng lớn đã nâng dự báo giá dầu trong dài hạn. Lạc quan nhất là Goldman Sachs với dự báo giá dầu thô tương lai tại Mỹ sẽ tăng lên 100 USD/thùng vào năm tới nhờ đà phục hồi nhanh hơn dự báo của nền kinh tế toàn cầu.
Khánh Hà (Theo Reuters)
Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010
BP phải bán hết cổ phần ở PAE
(Tamnhin.net) - Ngày 28/11, tập đoàn khai thác dầu khí Anh - BP tuyên bố đã đạt được thỏa thuận bán lại 60% cổ phần mà hãng nắm giữ trong công ty Pan American Energy (PAE) của Achentina với giá 7 tỷ USD cho tập đoàn Bridas Corps, doanh nghiệp đang nắm 40% cổ phần còn lại của PAE.
Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đã mua lại 50% cổ phần của Bridas Corps với giá 3,1 tỷ USD từ tay chủ sở hữu, gia đình Bulgheruni (Achentina).
PAE đang nắm hợp đồng khai thác tới năm 2027 mỏ dầu Cerro Dragon có sản lượng cao nhất Achentina hiện nay (hơn 77 triệu thùng/năm). Theo tính toán của các chuyên gia, 60% cổ phần của PAE mà BP vừa bán lại được định giá tương đương trữ lượng 917 triệu thùng dầu thô quy đổi.
BP cho biết việc bán lại cổ phần tại PAE nằm trong kế hoạch thu gom 31-40 tỷ USD qua việc bán lại một số cổ phần sở hữu trên toàn thế giới, để trang trải thiệt hại từ sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico. Trong một diễn biến khác, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil thông báo đang tìm đối tác để bán lại công ty con Esso của mình tại Achentina, đơn vị đang kiểm soát hàng trăm cơ sở dịch vụ và một số nhà máy lọc dầu tại quốc gia Nam Mỹ này.
Minh Diệp
Hồi tháng 3 vừa qua, Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đã mua lại 50% cổ phần của Bridas Corps với giá 3,1 tỷ USD từ tay chủ sở hữu, gia đình Bulgheruni (Achentina).
PAE đang nắm hợp đồng khai thác tới năm 2027 mỏ dầu Cerro Dragon có sản lượng cao nhất Achentina hiện nay (hơn 77 triệu thùng/năm). Theo tính toán của các chuyên gia, 60% cổ phần của PAE mà BP vừa bán lại được định giá tương đương trữ lượng 917 triệu thùng dầu thô quy đổi.
BP cho biết việc bán lại cổ phần tại PAE nằm trong kế hoạch thu gom 31-40 tỷ USD qua việc bán lại một số cổ phần sở hữu trên toàn thế giới, để trang trải thiệt hại từ sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico. Trong một diễn biến khác, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil thông báo đang tìm đối tác để bán lại công ty con Esso của mình tại Achentina, đơn vị đang kiểm soát hàng trăm cơ sở dịch vụ và một số nhà máy lọc dầu tại quốc gia Nam Mỹ này.
Minh Diệp
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010
BP báo cáo quý III lỗ 67%
Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Anh BP báo cáo lợi nhuận quý III giảm 67% do hãng phải bỏ thêm 7,7 tỷ USD khắc phục sự cố tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử của nước Mỹ.
Thu nhập ròng của hãng giảm 67% xuống 1,79 tỷ USD do hãng vẫn đang phải xoay xở khắc phục những thiệt hại tại vịnh Mexico tháng 4 vừa rồi. Chi phí BP phải bỏ ra để khắc phục vụ tràn dầu đã lên tới khoảng 39,3 tỷ USD. Cổ phiếu của BP đã giảm 35% kể từ sự cố tháng 4.
BP cho hay chi phí thay thế (RC) lợi nhuận ròng, chi phí cho thấy được những khoản lợi lỗ không được nhận ra có liên quan đến những thay đổi trong giá trị lưu trữ, tăng 18% ở mức 5,5 tỷ USD.
Quý III chứng kiến sự sụt giảm 4% trong sản lượng của hãng.
Tuy nhiên, doanh thu của hãng tăng 10% ở mức 74,7 tỷ USD.
“Những kết quả này cho thấy BP đang phục hồi tốt sau sự cố tràn dầu”, giám đốc điều hành của BP, ông Robert Dudley cho biết. Ông cũng khẳng định BP có kế hoạch bắt đầu trả cổ tức kể từ cuối năm 2011. Ông cũng bổ sung thêm rằng công ty hoạt động tốt trong suốt quý vừa qua và điều này cho thấy quyết tâm phát triển của BP cũng như bước ra khỏi ảnh hưởng của sự kiên tồi tệ sáu tháng trước.
BP đang lên kế hoạch bán một số tài sản lên tới 30 tỷ USD trong 18 tháng tới nhằm trang trải cho các chi phí khắc phục sự cố tràn dầu. Trong chương trình hành động 18 tháng này, BP cũng dự kiến sẽ giảm nợ của mình từ 23 tỷ USD cuối tháng 6 xuống khoảng 10 – 15 tỷ USD. Lượng tiền mặt mà công ty nắm giữ tính đến cuối quý III là gần 13 tỷ USD.
Lợi nhuận ròng của BP giảm trong khi các đối thủ khác của hãng như Exxon Mobil Corp, Royal Dutch Shell Plc và Total SA thông báo lợi nhuận quý III khả quan.
Anh Đặng
Market Watch
Thu nhập ròng của hãng giảm 67% xuống 1,79 tỷ USD do hãng vẫn đang phải xoay xở khắc phục những thiệt hại tại vịnh Mexico tháng 4 vừa rồi. Chi phí BP phải bỏ ra để khắc phục vụ tràn dầu đã lên tới khoảng 39,3 tỷ USD. Cổ phiếu của BP đã giảm 35% kể từ sự cố tháng 4.
BP cho hay chi phí thay thế (RC) lợi nhuận ròng, chi phí cho thấy được những khoản lợi lỗ không được nhận ra có liên quan đến những thay đổi trong giá trị lưu trữ, tăng 18% ở mức 5,5 tỷ USD.
Quý III chứng kiến sự sụt giảm 4% trong sản lượng của hãng.
Tuy nhiên, doanh thu của hãng tăng 10% ở mức 74,7 tỷ USD.
“Những kết quả này cho thấy BP đang phục hồi tốt sau sự cố tràn dầu”, giám đốc điều hành của BP, ông Robert Dudley cho biết. Ông cũng khẳng định BP có kế hoạch bắt đầu trả cổ tức kể từ cuối năm 2011. Ông cũng bổ sung thêm rằng công ty hoạt động tốt trong suốt quý vừa qua và điều này cho thấy quyết tâm phát triển của BP cũng như bước ra khỏi ảnh hưởng của sự kiên tồi tệ sáu tháng trước.
BP đang lên kế hoạch bán một số tài sản lên tới 30 tỷ USD trong 18 tháng tới nhằm trang trải cho các chi phí khắc phục sự cố tràn dầu. Trong chương trình hành động 18 tháng này, BP cũng dự kiến sẽ giảm nợ của mình từ 23 tỷ USD cuối tháng 6 xuống khoảng 10 – 15 tỷ USD. Lượng tiền mặt mà công ty nắm giữ tính đến cuối quý III là gần 13 tỷ USD.
Lợi nhuận ròng của BP giảm trong khi các đối thủ khác của hãng như Exxon Mobil Corp, Royal Dutch Shell Plc và Total SA thông báo lợi nhuận quý III khả quan.
Anh Đặng
Market Watch
Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010
BP bán tài sản ở Việt Nam
SGTT.VN - Liên doanh dầu khí TNK-BP của Nga ngày 18.10 thông báo công ty này đã đạt được thỏa thuận mua lại số tài sản giá trị khoảng 1,8 tỷ USD của Tập đoàn năng lượng Anh BP ở Việt Nam và Venezuela, theo TTXVN.
Theo thỏa thuận trên, tại Việt Nam, TNK-BP sẽ mua lại 35% cổ phiếu của BP tại một dự án ngoài khơi, trong đó có các mỏ khí đốt Lan Tây và Lan Đỏ, 32,7% cổ phiếu BP trong dự án một đường ống dẫn khí đốt và mỏ khí đốt Nam Côn Sơn, cùng 33,3% cổ phiếu tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Tại Venenzuela, liên doanh này sẽ mua 16,7% cổ phiếu của BP trong PetroMonagas SA và 26,7% cổ phiếu của BP trong Boqueron SA.
Ông Mikhail Fridman, Giám đốc điều hành Liên doanh TNK-BP, cho biết việc mua được số tài sản giá trị của BP ở Việt Nam và Venenzuela đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng của công ty này trên thị trường dầu mỏ thế giới. Bên cạnh đó, ông Fridman cũng cho biết TNK-BP cũng đang quan tâm đến việc mua tài sản của BP ở Algeria.
BP đang cân nhắc bán một loạt tài sản để bù lại những thua lỗ do vụ tràn dầu trên vịnh Mexico. Trong một thông cáo, TNK-BP cho biết trong đợt thanh toán đầu tiên của thỏa thuận trên, công ty này sẽ trả một tỷ USD trước ngày 29.10 và số còn lại sẽ được thanh toán sau khi thỏa thuận hoàn tất, dự kiến vào nửa đầu năm sau.
TNK-BP, công ty dầu khí lớn thứ ba tại Nga, là một liên doanh 50% vốn thuộc sở hữu của BP và 50% thuộc sở hữu của một nhóm tỷ phú Nga.
T.H
Theo thỏa thuận trên, tại Việt Nam, TNK-BP sẽ mua lại 35% cổ phiếu của BP tại một dự án ngoài khơi, trong đó có các mỏ khí đốt Lan Tây và Lan Đỏ, 32,7% cổ phiếu BP trong dự án một đường ống dẫn khí đốt và mỏ khí đốt Nam Côn Sơn, cùng 33,3% cổ phiếu tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3.
Tại Venenzuela, liên doanh này sẽ mua 16,7% cổ phiếu của BP trong PetroMonagas SA và 26,7% cổ phiếu của BP trong Boqueron SA.
Ông Mikhail Fridman, Giám đốc điều hành Liên doanh TNK-BP, cho biết việc mua được số tài sản giá trị của BP ở Việt Nam và Venenzuela đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng của công ty này trên thị trường dầu mỏ thế giới. Bên cạnh đó, ông Fridman cũng cho biết TNK-BP cũng đang quan tâm đến việc mua tài sản của BP ở Algeria.
BP đang cân nhắc bán một loạt tài sản để bù lại những thua lỗ do vụ tràn dầu trên vịnh Mexico. Trong một thông cáo, TNK-BP cho biết trong đợt thanh toán đầu tiên của thỏa thuận trên, công ty này sẽ trả một tỷ USD trước ngày 29.10 và số còn lại sẽ được thanh toán sau khi thỏa thuận hoàn tất, dự kiến vào nửa đầu năm sau.
TNK-BP, công ty dầu khí lớn thứ ba tại Nga, là một liên doanh 50% vốn thuộc sở hữu của BP và 50% thuộc sở hữu của một nhóm tỷ phú Nga.
T.H
Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010
BP bịt vĩnh viễn giếng dầu rò rỉ
Chiến dịch khắc phục hậu quả vụ tràn dầu trên Vịnh Mexico cuối cùng cũng đi đến hồi kết sau khi Tập đoàn năng lượng BP của Anh thông báo quá trình bịt vĩnh viễn giếng dầu bị rò rỉ sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 3/8.
Như vậy, sau hơn 100 ngày chống chọi với sự cố tràn dầu, BP có thể hy vọng lật qua một trang đen tối về thảm họa "thủy triều đen" tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Phó Chủ tịch BP, ông Kent Wells cho biết, ngày 2/8, các kỹ thuật viên của BP đã tiến hành thử nghiệm bơm hỗn hợp bùn nặng để bịt miệng giếng và sau đó sẽ đánh giá kết quả để có những bước điều chỉnh cần thiết. Chiến dịch khóa vĩnh viễn giếng dầu này có thể sẽ hoàn tất trong vài ngày tới.
Tuy nhiên chiều cùng ngày, BP thông báo đã phát hiện một lỗ rò khí nhỏ ở nắp giếng và việc này đã làm chậm tiến trình bơm thử. Mặc dù vậy, BP dự kiến vẫn thực hiện việc đóng chặt giếng theo lịch trình đã định. Nếu việc bơm hỗn hợp chất lỏng và vật liệu rắn trên thành công, các kỹ thuật viên của BP sẽ triển khai bước cuối cùng là đổ bê tông để bịt miệng giếng vĩnh viễn.
Kể từ sự cố dàn khoan Deepwater Horizon ngày 20/4 vừa qua, tổng cộng khoảng 4,9 triệu thùng dầu, tương đương 780 triệu lít dầu thô và khí đã chảy ra biển.
Tác giả : Hồng Mỹ
Như vậy, sau hơn 100 ngày chống chọi với sự cố tràn dầu, BP có thể hy vọng lật qua một trang đen tối về thảm họa "thủy triều đen" tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Phó Chủ tịch BP, ông Kent Wells cho biết, ngày 2/8, các kỹ thuật viên của BP đã tiến hành thử nghiệm bơm hỗn hợp bùn nặng để bịt miệng giếng và sau đó sẽ đánh giá kết quả để có những bước điều chỉnh cần thiết. Chiến dịch khóa vĩnh viễn giếng dầu này có thể sẽ hoàn tất trong vài ngày tới.
Tuy nhiên chiều cùng ngày, BP thông báo đã phát hiện một lỗ rò khí nhỏ ở nắp giếng và việc này đã làm chậm tiến trình bơm thử. Mặc dù vậy, BP dự kiến vẫn thực hiện việc đóng chặt giếng theo lịch trình đã định. Nếu việc bơm hỗn hợp chất lỏng và vật liệu rắn trên thành công, các kỹ thuật viên của BP sẽ triển khai bước cuối cùng là đổ bê tông để bịt miệng giếng vĩnh viễn.
Kể từ sự cố dàn khoan Deepwater Horizon ngày 20/4 vừa qua, tổng cộng khoảng 4,9 triệu thùng dầu, tương đương 780 triệu lít dầu thô và khí đã chảy ra biển.
Tác giả : Hồng Mỹ
Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010
BP giới thiệu tổng giám đốc mới
SGTT.VN - Hãng BP ngày 27.7 đã công bố danh tính tổng giám đốc mới. Ông Bob Dudley, người Mỹ sẽ thay thế ông Tony Hayward vừa từ chức vào hôm 25.7 vì đã để xảy ra các sai sót trong quản lý dẫn đến vụ tràn dầu tồi tệ trên vịnh Mexico. Báo cáo tài chính quý hai cho thấy hãng này lỗ 17 tỉ USD trong quý này.
Ông Bob Dudley sẽ nhận chức vụ mới vào ngày 1.10, là người đầu tiên ngoài nước Anh nắm giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của hãng BP. Trước đây, ông Dudley từng là người lãnh đạo liên doanh của BP tại Nga, công ty TNK-BP, hiện đang giữ chức giám đốc điều hành của BP tại Mỹ và chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý sự cố dầu tràn. Đây được xem là một động thái của BP nhằm xoa dịu những chỉ trích của người Mỹ đối với tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Anh này.
Cư dân quanh vùng chịu ảnh hưởng dầu tràn cho biết họ hài lòng khi thấy ông Hayward từ chức. Trong cuộc họp báo công bố quyết định từ chức, ông Hayward phát biểu: "Tôi tin rằng công ty không thể tiếp tục hoạt động ở Mỹ nếu tôi vẫn còn đóng vai trò đại diện của BP. Vì vậy tôi nghĩ rằng để tốt cho BP, và cụ thể là tốt cho BP ở Mỹ, tôi nên từ chức”. Tuy nhiên trong một thoả thuận với BP sau khi từ chức, ông Hayward sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc TNK-BP, được nhận một năm tiền lương (1,045 triệu bảng, hay 1,61 triệu USD), và được trả khoản lương hưu lên đến 11,8 triệu bảng Anh (khoảng 18 triệu USD).
Các nhà đầu tư cũng hài lòng với quyết định từ chức của ông Hayward vì động thái này đã khiến giá cổ phiếu của BP ngày 27.7 tăng 5% trên sàn giao dịch London và New York, mặc dù báo cáo tài chính quý hai vừa công bố cùng ngày cho thấy BP lỗ đến 17 tỉ USD. Để có tiền để xử lý dầu tràn, BP có kế hoạch bán khối tài sản lên đến 30 tỉ USD trong vòng 18 tháng tới, trong khi giảm số nợ phải trả xuống mức 10-15 tỉ USD trong quý này. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của BP vào đỉnh điểm khủng hoảng đã mất đến 100 tỉ USD giá trị.
Trong khi đó, các nỗ lực cuối cùng để lấp giếng dầu Macondo, nơi dầu phun ra suốt hơn hai tháng qua sau khi giàn khoan đổ sụp, sẽ được BP thực hiện vào cuối tuần tới. Thay vì xử lý ngay ở miệng giếng Macondo, BP sẽ bơm bùn và xi-măng qua một giếng giảm áp được khoan từ ngày 2.5 gần giếng Macodo đến một điểm gần đáy giếng Macondo. Kỹ thuật này được cựu sĩ quan tuần duyên Mỹ, Thad Allen, người trong những người tham gia xử lý giếng Macondo, giải thích là “lấp từ dưới đáy giếng lên”.
Ông Bob Dudley sẽ nhận chức vụ mới vào ngày 1.10, là người đầu tiên ngoài nước Anh nắm giữ vị trí lãnh đạo cao nhất của hãng BP. Trước đây, ông Dudley từng là người lãnh đạo liên doanh của BP tại Nga, công ty TNK-BP, hiện đang giữ chức giám đốc điều hành của BP tại Mỹ và chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý sự cố dầu tràn. Đây được xem là một động thái của BP nhằm xoa dịu những chỉ trích của người Mỹ đối với tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Anh này.
Cư dân quanh vùng chịu ảnh hưởng dầu tràn cho biết họ hài lòng khi thấy ông Hayward từ chức. Trong cuộc họp báo công bố quyết định từ chức, ông Hayward phát biểu: "Tôi tin rằng công ty không thể tiếp tục hoạt động ở Mỹ nếu tôi vẫn còn đóng vai trò đại diện của BP. Vì vậy tôi nghĩ rằng để tốt cho BP, và cụ thể là tốt cho BP ở Mỹ, tôi nên từ chức”. Tuy nhiên trong một thoả thuận với BP sau khi từ chức, ông Hayward sẽ được bổ nhiệm làm giám đốc TNK-BP, được nhận một năm tiền lương (1,045 triệu bảng, hay 1,61 triệu USD), và được trả khoản lương hưu lên đến 11,8 triệu bảng Anh (khoảng 18 triệu USD).
Các nhà đầu tư cũng hài lòng với quyết định từ chức của ông Hayward vì động thái này đã khiến giá cổ phiếu của BP ngày 27.7 tăng 5% trên sàn giao dịch London và New York, mặc dù báo cáo tài chính quý hai vừa công bố cùng ngày cho thấy BP lỗ đến 17 tỉ USD. Để có tiền để xử lý dầu tràn, BP có kế hoạch bán khối tài sản lên đến 30 tỉ USD trong vòng 18 tháng tới, trong khi giảm số nợ phải trả xuống mức 10-15 tỉ USD trong quý này. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của BP vào đỉnh điểm khủng hoảng đã mất đến 100 tỉ USD giá trị.
Trong khi đó, các nỗ lực cuối cùng để lấp giếng dầu Macondo, nơi dầu phun ra suốt hơn hai tháng qua sau khi giàn khoan đổ sụp, sẽ được BP thực hiện vào cuối tuần tới. Thay vì xử lý ngay ở miệng giếng Macondo, BP sẽ bơm bùn và xi-măng qua một giếng giảm áp được khoan từ ngày 2.5 gần giếng Macodo đến một điểm gần đáy giếng Macondo. Kỹ thuật này được cựu sĩ quan tuần duyên Mỹ, Thad Allen, người trong những người tham gia xử lý giếng Macondo, giải thích là “lấp từ dưới đáy giếng lên”.
Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010
BP đang chờ chính phủ Việt Nam cho phép bán tài sản
▪ ÂN NAM
24/07/2010 14:29 (GMT+7)
BP đang chờ sự cho phép của Chính phủ để chính thức tiến hành tiếp thị các tài sản của tập đoàn này ở Việt Nam.
Một nguồn tin từ BP đã cho biết như vậy khi trả lời VnEconomy xung quanh việc bán tài sản của tập đoàn này tại Việt Nam, để có thêm tiền xử lý thảm họa dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ).
Kế hoạch bán tài sản này "không ảnh hưởng đến những mảng kinh doanh khác của BP tại thị trường Việt Nam như cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, sản xuất và kinh doanh dầu nhờn", nguồn tin trên cho biết và khẳng định BP vẫn tiếp tục có mặt tại Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 23/7, hãng thông tấn Ấn Độ PTI cho biết, Ấn Độ đã nhận được sự ủng hộ của Việt Nam trong việc mua lại các tài sản của tập đoàn BP. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ Murli Deora đã có cuộc hội đàm được mô tả là "rất thuận lợi" với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
PTI cho biết, cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đều muốn mua lại số tài sản của BP trong dự án mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (lô 6.1 dự án Nam Côn Sơn), nơi hiện đang sản xuất 14 triệu m3 khí đốt mỗi ngày. Ấn Độ cũng mong muốn mua được cổ phần của BP trong dự án đường ống dẫn khí và nhà máy điện.
Theo PTI, trước đó, ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, đã nói rằng, BP nên ưu tiên cho các đối tác của BP khi bán tài sản ở Việt Nam, trước khi nhận đơn chào mua của khách hàng bên ngoài. Hãng tin này nhận định, rất có khả năng, ONGC và Petro Vietnam có thể đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ số cổ phần mua lại từ BP.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Tập đoàn BP bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1989. Các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của BP những năm 1990 đã giúp BP phát hiện được 4 mỏ khí chính ngoài khơi, cách Tp.HCM khoảng 320 km về phía nam. Từ đó đã ra đời dự án liên hợp khí điện Nam Côn Sơn trị giá 1,3 tỉ Đô la Mỹ, bao gồm việc phát triển và khai thác khí tại hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, lắp đặt đường ống dẫn khí ngoài khơi và trên bờ dài 400 km, và xây dựng và vận hành Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay BP đang cung cấp 4 tỉ mét khối khí một năm, đáp ứng khoảng 24% sản lượng điện của Việt Nam. Hai nhãn hiệu dầu nhớt của BP và Castrol là hai thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Năm 2009, BP đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Hợp đồng sẽ thực hiện trong 5 năm tới.
24/07/2010 14:29 (GMT+7)
BP đang chờ sự cho phép của Chính phủ để chính thức tiến hành tiếp thị các tài sản của tập đoàn này ở Việt Nam.
Một nguồn tin từ BP đã cho biết như vậy khi trả lời VnEconomy xung quanh việc bán tài sản của tập đoàn này tại Việt Nam, để có thêm tiền xử lý thảm họa dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ).
Kế hoạch bán tài sản này "không ảnh hưởng đến những mảng kinh doanh khác của BP tại thị trường Việt Nam như cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, sản xuất và kinh doanh dầu nhờn", nguồn tin trên cho biết và khẳng định BP vẫn tiếp tục có mặt tại Việt Nam.
Trước đó, vào ngày 23/7, hãng thông tấn Ấn Độ PTI cho biết, Ấn Độ đã nhận được sự ủng hộ của Việt Nam trong việc mua lại các tài sản của tập đoàn BP. Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Ấn Độ Murli Deora đã có cuộc hội đàm được mô tả là "rất thuận lợi" với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
PTI cho biết, cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) đều muốn mua lại số tài sản của BP trong dự án mỏ khí Lan Tây - Lan Đỏ (lô 6.1 dự án Nam Côn Sơn), nơi hiện đang sản xuất 14 triệu m3 khí đốt mỗi ngày. Ấn Độ cũng mong muốn mua được cổ phần của BP trong dự án đường ống dẫn khí và nhà máy điện.
Theo PTI, trước đó, ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, đã nói rằng, BP nên ưu tiên cho các đối tác của BP khi bán tài sản ở Việt Nam, trước khi nhận đơn chào mua của khách hàng bên ngoài. Hãng tin này nhận định, rất có khả năng, ONGC và Petro Vietnam có thể đạt được thỏa thuận về việc chia sẻ số cổ phần mua lại từ BP.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Tập đoàn BP bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1989. Các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của BP những năm 1990 đã giúp BP phát hiện được 4 mỏ khí chính ngoài khơi, cách Tp.HCM khoảng 320 km về phía nam. Từ đó đã ra đời dự án liên hợp khí điện Nam Côn Sơn trị giá 1,3 tỉ Đô la Mỹ, bao gồm việc phát triển và khai thác khí tại hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, lắp đặt đường ống dẫn khí ngoài khơi và trên bờ dài 400 km, và xây dựng và vận hành Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay BP đang cung cấp 4 tỉ mét khối khí một năm, đáp ứng khoảng 24% sản lượng điện của Việt Nam. Hai nhãn hiệu dầu nhớt của BP và Castrol là hai thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Năm 2009, BP đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Hợp đồng sẽ thực hiện trong 5 năm tới.
Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010
Ai sẽ mua tài sản của B tại Việt Nam ?
SGTT.VN - Nhiều công ty dầu mỏ Ấn Độ đang có mặt tại Hà Nội để đàm phán mua lại các tài sản của BP ở Việt Nam. Động thái này diễn ra sau khi có thông tin BP sẽ bán bớt tài sản để lập quỹ xử lý dầu tràn ở vịnh Mexico.
Tập đoàn BP vào Việt Nam đầu tư kinh doanh từ năm 1989, hoạt động chủ yếu trong ngành khai thác dầu khí, sản xuất kinh doanh dầu nhớt, khí hoá lỏng (LPG), cung ứng dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản xuất điện.
Tâm điểm Nam Côn Sơn
Từ ngày 21.7, các quan chức bộ dầu khí Ấn Độ và lãnh đạo các tập đoàn và công ty dầu khí hàng đầu nước này đã có mặt tại Hà Nội. Các doanh nghiệp này gồm tập đoàn khí đốt Ấn Độ (ONGC), tập đoàn dầu Ấn Độ (IOC), công ty vận chuyển khí đốt Gail India, và công ty dầu khí Oil India.
Các tài sản mà Ấn Độ đang muốn mua lại là cổ phần của BP trong dự án khai thác khí đốt Nam Côn Sơn, dự án đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, và nhà máy điện Phú Mỹ 3. Tổng giá trị tài sản của BP trong các dự án này vào khoảng 1,3 tỉ USD. BP dự kiến bán tất cả các tài sản liên quan đến khai thác dầu khí tại Việt Nam và Pakistan, trừ mảng kinh doanh dầu nhớt.
Báo Economic Times ngày 22.7 dẫn lời bộ trưởng dầu khí Ấn Độ, ông Murli Deora: “Đây là những tài sản tốt và công ty chúng tôi rất quan tâm đến. Chúng tôi đang trong giai đoạn bàn thảo". Cũng theo Economic Times, ông Deora có cuộc thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc mua lại tài sản của BP trong ngày 22.7. Phía Ấn Độ cũng sẽ có cuộc gặp với Petro Việt Nam.
Ngoài Việt Nam, hãng BP đang cân nhắc bán các tài sản ở Colombia, Venezuela để lấy tiền chuyển vào quỹ xử lý dầu tràn ở vịnh Mexico. Quỹ 20 tỉ USD được lập theo yêu cầu của tổng thống Mỹ Barrack Obama nhằm trang trải các chi phí dọn sạch dầu loang, làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Cũng theo Economic Times, các công ty dầu khí Trung Quốc như Tập đoàn khai thác dầu mỏ xa bờ CNOOC và tập đoàn hoá dầu Sinopec, cùng với công ty dầu khí Thái Lan PTTEP cũng đang rất quan tâm đến việc mua các tài sản của BP tại Việt Nam.
Tài sản của BP tại Việt Nam
Công ty dầu khí quốc tế của Ấn Độ ONGC Videsh Limited (OVL), một chi nhánh tại Việt Nam của ONGC, hiện đang nắm giữ 45% cổ phần của dự án khai thác khí đốt Nam Côn Sơn. Từ tháng 5.1988, OVL bắt đầu thăm dò khí đốt ở bể Nam Côn Sơn. Đến năm 1989 thì phát hiện ra khí đốt trong khu vực bể này.
Theo ông RS Sharma, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành ONGC, ban đầu OVL sở hữu toàn bộ dự án, nhưng sau đó đã bán lại 35% cổ phần cho BP trong cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1990. Theo một thoả thuận với chính phủ Việt Nam, dự án khai thác khí đốt Nam Côn Sơn phải chuyển nhượng 20% cổ phần cho Petro Việt Nam khi bắt đầu khai thác khí đốt. Cổ phần của công ty BP hiện nay còn lại trong dự án này là 26,66%.
Khoảng 30% sản lượng khí đốt (tức khoảng 12 triệu m3/ngày) khai thác từ Nam Côn Sơn được chuyển vào đường ống khí đốt Nam Côn Sơn dài 370 km đến nhà máy điện Phú Mỹ 3. “Sản lượng dự tính sẽ tăng lên 15 triệu m3/ngày”, giám đốc điều hành OVL, RS Butola cho biết trên báo Economic Times.
Tại dự án đường ống khí đốt Nam Côn Sơn trị giá 565 triệu USD, BP nắm giữ 32,33% cổ phần. Các đối tác khác của dự án này là ConocoPhillips (16,7%), và PetroVietnam (51%). Tại nhà máy điện Phú Mỹ 3 trị giá 412 triệu USD, BP nắm 34% cổ phần, các cổ đông khác gồm có NI của Nhật Bản (33%) và Semb Corp (33%) của Singapore.
Mai Hương - H.S (tổng hợp)
Tập đoàn BP vào Việt Nam đầu tư kinh doanh từ năm 1989, hoạt động chủ yếu trong ngành khai thác dầu khí, sản xuất kinh doanh dầu nhớt, khí hoá lỏng (LPG), cung ứng dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản xuất điện.
Tâm điểm Nam Côn Sơn
Từ ngày 21.7, các quan chức bộ dầu khí Ấn Độ và lãnh đạo các tập đoàn và công ty dầu khí hàng đầu nước này đã có mặt tại Hà Nội. Các doanh nghiệp này gồm tập đoàn khí đốt Ấn Độ (ONGC), tập đoàn dầu Ấn Độ (IOC), công ty vận chuyển khí đốt Gail India, và công ty dầu khí Oil India.
Các tài sản mà Ấn Độ đang muốn mua lại là cổ phần của BP trong dự án khai thác khí đốt Nam Côn Sơn, dự án đường ống khí đốt Nam Côn Sơn, và nhà máy điện Phú Mỹ 3. Tổng giá trị tài sản của BP trong các dự án này vào khoảng 1,3 tỉ USD. BP dự kiến bán tất cả các tài sản liên quan đến khai thác dầu khí tại Việt Nam và Pakistan, trừ mảng kinh doanh dầu nhớt.
Báo Economic Times ngày 22.7 dẫn lời bộ trưởng dầu khí Ấn Độ, ông Murli Deora: “Đây là những tài sản tốt và công ty chúng tôi rất quan tâm đến. Chúng tôi đang trong giai đoạn bàn thảo". Cũng theo Economic Times, ông Deora có cuộc thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc mua lại tài sản của BP trong ngày 22.7. Phía Ấn Độ cũng sẽ có cuộc gặp với Petro Việt Nam.
Ngoài Việt Nam, hãng BP đang cân nhắc bán các tài sản ở Colombia, Venezuela để lấy tiền chuyển vào quỹ xử lý dầu tràn ở vịnh Mexico. Quỹ 20 tỉ USD được lập theo yêu cầu của tổng thống Mỹ Barrack Obama nhằm trang trải các chi phí dọn sạch dầu loang, làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại cho người dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Cũng theo Economic Times, các công ty dầu khí Trung Quốc như Tập đoàn khai thác dầu mỏ xa bờ CNOOC và tập đoàn hoá dầu Sinopec, cùng với công ty dầu khí Thái Lan PTTEP cũng đang rất quan tâm đến việc mua các tài sản của BP tại Việt Nam.
Tài sản của BP tại Việt Nam
Công ty dầu khí quốc tế của Ấn Độ ONGC Videsh Limited (OVL), một chi nhánh tại Việt Nam của ONGC, hiện đang nắm giữ 45% cổ phần của dự án khai thác khí đốt Nam Côn Sơn. Từ tháng 5.1988, OVL bắt đầu thăm dò khí đốt ở bể Nam Côn Sơn. Đến năm 1989 thì phát hiện ra khí đốt trong khu vực bể này.
Theo ông RS Sharma, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành ONGC, ban đầu OVL sở hữu toàn bộ dự án, nhưng sau đó đã bán lại 35% cổ phần cho BP trong cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1990. Theo một thoả thuận với chính phủ Việt Nam, dự án khai thác khí đốt Nam Côn Sơn phải chuyển nhượng 20% cổ phần cho Petro Việt Nam khi bắt đầu khai thác khí đốt. Cổ phần của công ty BP hiện nay còn lại trong dự án này là 26,66%.
Khoảng 30% sản lượng khí đốt (tức khoảng 12 triệu m3/ngày) khai thác từ Nam Côn Sơn được chuyển vào đường ống khí đốt Nam Côn Sơn dài 370 km đến nhà máy điện Phú Mỹ 3. “Sản lượng dự tính sẽ tăng lên 15 triệu m3/ngày”, giám đốc điều hành OVL, RS Butola cho biết trên báo Economic Times.
Tại dự án đường ống khí đốt Nam Côn Sơn trị giá 565 triệu USD, BP nắm giữ 32,33% cổ phần. Các đối tác khác của dự án này là ConocoPhillips (16,7%), và PetroVietnam (51%). Tại nhà máy điện Phú Mỹ 3 trị giá 412 triệu USD, BP nắm 34% cổ phần, các cổ đông khác gồm có NI của Nhật Bản (33%) và Semb Corp (33%) của Singapore.
Mai Hương - H.S (tổng hợp)
Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010
BP bán tài sản tại Việt Nam để khắc phục tràn dầu ở Mỹ
21/07/2010 15:41 (GMT +7)
Tập đoàn BP của Anh cho biết sẽ bán các tài sản ở Việt Nam và Pakistan, để có thêm tiền xử lý dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ).
Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên David Nicholas của tập đoàn BP hôm 20/7 cho biết, thương vụ có giá trị 1,7 tỷ USD. BP đã thông báo tới Chính phủ Việt Nam và Pakistan về vụ mua bán này.
Các tài sản này bao gồm cổ phần của BP trong các cơ sở sản xuất dầu trên đất liền ở Pakistan. Ngoài ra còn có các giếng sản xuất khí đốt tự nhiên, một đường ống dẫn và một nhà máy năng lượng của BP ở Việt Nam.
Toàn bộ số tiền bán các tài sản trên sẽ được chuyển vào quỹ trị giá 20 tỷ USD của tập đoàn nhằm trang trải các chi phí dọn sạch dầu loang, làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại do thảm họa tràn dầu trên Vịnh Mexico.
BP cũng cho biết hiện chưa nhận được đơn đặt mua nào đối với những tài sản trên.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
BP có suy kiệt vì thảm họa tràn dầu?
Chuyên gia phân tích Pavel Molchanov của hãng Raymond James nhận định, số tài sản của BP ở Việt Nam và Pakistan có thể đáng giá từ 2 - 4 tỷ USD.
Theo tờ Wall Street Journal, phát ngôn viên của BP khẳng định, tập đoàn sẽ bán tài sản của mình tại Pakistan vào cuối năm nay, song chưa quyết định thời gian bán tài sản ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh, vụ mua bán này sẽ không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của BP.
Trước đó, BP cũng tuyên bố bán một số tài sản thuộc lĩnh vực dầu khí trị giá 7 tỷ USD cho tập đoàn Apache. Thảm họa tràn dầu đã khiến BP suy kiệt về tài chính và buộc phải đi tới quyết định bán tài sản này.
Theo hãng tin CNN, các tài sản mà BP dự kiến “sang tay” cho hãng dầu lửa Apache, bao gồm các mỏ dầu và khí tự nhiên, cùng với nhà máy chế biến dầu khí thuộc các bang Texas, miền Đông Nam bang New Mexico của Mỹ và vùng phía Tây Canada, cộng với quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở Ai Cập.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Một số tờ báo của Anh hôm nay loan tin, Giám đốc điều hành (CEO) Tony Hayward của BP có thể sắp mất chức và phải rời khỏi tập đoàn vào tháng 10 năm nay. Việc cách chức CEO có thể được xem là một nỗ lực của BP trong việc khôi phục lại hình ảnh.
Để có tiền cho việc dọn dẹp dầu tràn và bồi thường cho các nạn nhân của thảm họa, BP đã tuyên bố ngừng trả cổ tức quý 1-2-3 năm nay cho cổ đông. Nhiều nguồn tin cho rằng, hãng này đang đàm phán với các quỹ lợi ích quốc gia về đề nghị bơm vốn để có đủ năng lực tài chính, tránh kết cục bị rơi vào tay một tập đoàn dầu lửa khác.
Theo Đ.T.
VnEconomy
Tập đoàn BP của Anh cho biết sẽ bán các tài sản ở Việt Nam và Pakistan, để có thêm tiền xử lý dầu tràn trên vịnh Mexico (Mỹ).
Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên David Nicholas của tập đoàn BP hôm 20/7 cho biết, thương vụ có giá trị 1,7 tỷ USD. BP đã thông báo tới Chính phủ Việt Nam và Pakistan về vụ mua bán này.
Các tài sản này bao gồm cổ phần của BP trong các cơ sở sản xuất dầu trên đất liền ở Pakistan. Ngoài ra còn có các giếng sản xuất khí đốt tự nhiên, một đường ống dẫn và một nhà máy năng lượng của BP ở Việt Nam.
Toàn bộ số tiền bán các tài sản trên sẽ được chuyển vào quỹ trị giá 20 tỷ USD của tập đoàn nhằm trang trải các chi phí dọn sạch dầu loang, làm sạch môi trường và bồi thường thiệt hại do thảm họa tràn dầu trên Vịnh Mexico.
BP cũng cho biết hiện chưa nhận được đơn đặt mua nào đối với những tài sản trên.
Chi phí khắc phục thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico của BP có thể lên tới 70 tỷ USD. Tính đến nay, BP đã phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng bị ảnh hưởng trong vụ này có thể lớn gấp 10 lần con số trên.
BP có suy kiệt vì thảm họa tràn dầu?
Chuyên gia phân tích Pavel Molchanov của hãng Raymond James nhận định, số tài sản của BP ở Việt Nam và Pakistan có thể đáng giá từ 2 - 4 tỷ USD.
Theo tờ Wall Street Journal, phát ngôn viên của BP khẳng định, tập đoàn sẽ bán tài sản của mình tại Pakistan vào cuối năm nay, song chưa quyết định thời gian bán tài sản ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh, vụ mua bán này sẽ không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh của BP.
Trước đó, BP cũng tuyên bố bán một số tài sản thuộc lĩnh vực dầu khí trị giá 7 tỷ USD cho tập đoàn Apache. Thảm họa tràn dầu đã khiến BP suy kiệt về tài chính và buộc phải đi tới quyết định bán tài sản này.
Theo hãng tin CNN, các tài sản mà BP dự kiến “sang tay” cho hãng dầu lửa Apache, bao gồm các mỏ dầu và khí tự nhiên, cùng với nhà máy chế biến dầu khí thuộc các bang Texas, miền Đông Nam bang New Mexico của Mỹ và vùng phía Tây Canada, cộng với quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở Ai Cập.
BP đã phải cam kết thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD bồi thường cho người dân Mỹ chịu ảnh hưởng của thảm họa tràn dầu. Giá cổ phiếu của BP đã bị “gọt” tới một nửa kể từ sự cố xảy ra hôm 20/4 này. Thêm vào đó, danh tiếng của BP còn bị sứt mẻ nghiêm trọng, khi đã xuất hiện những tin đồn rằng, hãng có thể bị đối thủ thâu tóm hoặc lâm vào cảnh phá sản.
Một số tờ báo của Anh hôm nay loan tin, Giám đốc điều hành (CEO) Tony Hayward của BP có thể sắp mất chức và phải rời khỏi tập đoàn vào tháng 10 năm nay. Việc cách chức CEO có thể được xem là một nỗ lực của BP trong việc khôi phục lại hình ảnh.
Để có tiền cho việc dọn dẹp dầu tràn và bồi thường cho các nạn nhân của thảm họa, BP đã tuyên bố ngừng trả cổ tức quý 1-2-3 năm nay cho cổ đông. Nhiều nguồn tin cho rằng, hãng này đang đàm phán với các quỹ lợi ích quốc gia về đề nghị bơm vốn để có đủ năng lực tài chính, tránh kết cục bị rơi vào tay một tập đoàn dầu lửa khác.
Theo Đ.T.
VnEconomy
Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010
Dầu không còn tràn trên Vịnh Mexico
Thứ hai, 19/7/2010, 08:00 GMT+7
BP đã phải tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố tràn dầu, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng có thể sẽ còn lớn gấp 10 lần con số trên.
Giới chuyên gia khẳng định không có dấu hiệu dầu tràn trên Vịnh Mexico trong suốt 48 giờ qua, sau khi Tập đoàn dầu mỏ Anh BP tiến hành các thử nghiệm đối với chiếc nắp đậy mới nhằm bịt miệng giếng dầu đang phun tự do trên vịnh hôm 15-7.
Trong khi đó, ông Thad Allen, quan chức hàng đầu của Chính phủ Mỹ phụ trách việc khắc phục sự cố tràn dầu ngày 17-7 thông báo BP sẽ kéo dài các cuộc thử nghiệm ngăn “dòng thủy triều đen” thêm 24 giờ nữa nhằm đảm bảo dầu không bị rò rỉ trở lại. Ngay khi cuộc thử nghiệm kết thúc, BP sẽ tháo chiếc nắp và nối lại việc hút dầu thông qua các tàu hút dầu trên mặt biển và dọn sạch dầu loang. Quan chức này khẳng định công suất hút dầu trong những ngày tới có thể được tăng lên mức 80.000 thùng/ngày.
Phát biểu với báo giới, Phó Chủ tịch BP Kent Wells cũng khẳng định chiếc nắp đậy mới được đưa vào sử dụng hôm 12-7 vẫn đang ngăn được “dòng thủy triều đen”. Ông lưu ý cần tiếp tục phân tích kết quả các cuộc thử nghiệm cấu trúc giếng dầu nhằm đảm bảo chiếc nắp đậy này thực sự phát huy tác dụng khi những chiếc tàu hút dầu phải tạm ngưng hoạt động do bão.
Trước đó, ngay sau khi các kỹ sư của BP đóng chiếc van thứ ba và cũng là cuối cùng của nắp đậy mới hôm 15-7, lần đầu tiên dòng dầu phun trào không còn xuất hiện trên Vịnh Mexico. Mặc dù đây chỉ là kết quả bước đầu song nó cũng làm dấy lên hy vọng thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ sẽ nhanh chóng được khắc phục, và lực lượng chức năng có thể tập trung các nỗ lực dọn sạch dầu loang.
(Theo Tân Hoa xã)
BP đã phải tốn tới 3,5 tỷ USD để khắc phục sự cố tràn dầu, trong khi số tiền bồi thường cho dân chúng có thể sẽ còn lớn gấp 10 lần con số trên.
Giới chuyên gia khẳng định không có dấu hiệu dầu tràn trên Vịnh Mexico trong suốt 48 giờ qua, sau khi Tập đoàn dầu mỏ Anh BP tiến hành các thử nghiệm đối với chiếc nắp đậy mới nhằm bịt miệng giếng dầu đang phun tự do trên vịnh hôm 15-7.
Trong khi đó, ông Thad Allen, quan chức hàng đầu của Chính phủ Mỹ phụ trách việc khắc phục sự cố tràn dầu ngày 17-7 thông báo BP sẽ kéo dài các cuộc thử nghiệm ngăn “dòng thủy triều đen” thêm 24 giờ nữa nhằm đảm bảo dầu không bị rò rỉ trở lại. Ngay khi cuộc thử nghiệm kết thúc, BP sẽ tháo chiếc nắp và nối lại việc hút dầu thông qua các tàu hút dầu trên mặt biển và dọn sạch dầu loang. Quan chức này khẳng định công suất hút dầu trong những ngày tới có thể được tăng lên mức 80.000 thùng/ngày.
Phát biểu với báo giới, Phó Chủ tịch BP Kent Wells cũng khẳng định chiếc nắp đậy mới được đưa vào sử dụng hôm 12-7 vẫn đang ngăn được “dòng thủy triều đen”. Ông lưu ý cần tiếp tục phân tích kết quả các cuộc thử nghiệm cấu trúc giếng dầu nhằm đảm bảo chiếc nắp đậy này thực sự phát huy tác dụng khi những chiếc tàu hút dầu phải tạm ngưng hoạt động do bão.
Trước đó, ngay sau khi các kỹ sư của BP đóng chiếc van thứ ba và cũng là cuối cùng của nắp đậy mới hôm 15-7, lần đầu tiên dòng dầu phun trào không còn xuất hiện trên Vịnh Mexico. Mặc dù đây chỉ là kết quả bước đầu song nó cũng làm dấy lên hy vọng thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ sẽ nhanh chóng được khắc phục, và lực lượng chức năng có thể tập trung các nỗ lực dọn sạch dầu loang.
(Theo Tân Hoa xã)
Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010
Nhà Trắng tiếp tục phạt BP 51,4 triệu USD
Chính quyền Tổng thống Barack Obama vừa gửi một hóa đơn phạt có trị giá lớn nhất từ trước tới nay tới hãng dầu mỏ BP. Số tiền 51,4 triệu USD là một phần của chi phí mà các cơ quan chức năng đã phải bỏ ra để làm sạch vùng vịnh Mexico sau vụ tràn dầu lịch sử trong tháng 4 vừa qua.
Trước đó, hãng dầu khổng lồ này cũng đã đồng ý thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD giao cho một bên thứ 3 để chi cho công việc làm sạch vùng vịnh và các công việc khác liên quan tới vụ dầu tràn ở giếng dầu nước sâu Macondo.
Cuối tuần trước, cổ đông thiểu số trong liên doanh khai thác giếng dầu Macondo là Anadarko Corp. đã từ chối đóng góp vào quỹ 20 tỷ nói trên với cáo buộc rằng BP đã quá bất cẩn trọng vụ việc nói trên.
Như vậy, với hóa đơn 51,4 triệu USD mà chính quyền Obama vừa gửi cho BP hôm 21/6, tổng số tiền mà Mỹ phạt tập đoàn này đã lên tới 70,9 triệu USD, bao gồm các chi phí cho hơn 20 tổ chức và đơn vị tham gia vào chống chọi với vụ tràn dầu.
BP đang chịu áp lực rất lớn trong việc phải bằng mọi cách để ngăn chặn dầu tràn. Mặc dù vậy, kể từ tháng 4 tới nay, tập đoàn này vẫn chưa thành công và vẫn đang dùng những biện pháp tạm thời để khắc phục sự cố.
Số lượng dầu rò rỉ mỗi ngày được ước đoán từ 35.000-60.000 thùng.
Trong 12 tiếng đầu tiên của hôm Thứ Hai (21/6), BP cho biết hãng thu dọn được 8.410 thùng dầu và đốt được khaỏng 5.015 thùng.
Cổ phiếu BP tiếp tục giảm và tính từ đầu năm tới nay đã mất gần 50%.
* Mạnh Hà (Theo Dow Jones)
Trước đó, hãng dầu khổng lồ này cũng đã đồng ý thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD giao cho một bên thứ 3 để chi cho công việc làm sạch vùng vịnh và các công việc khác liên quan tới vụ dầu tràn ở giếng dầu nước sâu Macondo.
Cuối tuần trước, cổ đông thiểu số trong liên doanh khai thác giếng dầu Macondo là Anadarko Corp. đã từ chối đóng góp vào quỹ 20 tỷ nói trên với cáo buộc rằng BP đã quá bất cẩn trọng vụ việc nói trên.
Như vậy, với hóa đơn 51,4 triệu USD mà chính quyền Obama vừa gửi cho BP hôm 21/6, tổng số tiền mà Mỹ phạt tập đoàn này đã lên tới 70,9 triệu USD, bao gồm các chi phí cho hơn 20 tổ chức và đơn vị tham gia vào chống chọi với vụ tràn dầu.
BP đang chịu áp lực rất lớn trong việc phải bằng mọi cách để ngăn chặn dầu tràn. Mặc dù vậy, kể từ tháng 4 tới nay, tập đoàn này vẫn chưa thành công và vẫn đang dùng những biện pháp tạm thời để khắc phục sự cố.
Số lượng dầu rò rỉ mỗi ngày được ước đoán từ 35.000-60.000 thùng.
Trong 12 tiếng đầu tiên của hôm Thứ Hai (21/6), BP cho biết hãng thu dọn được 8.410 thùng dầu và đốt được khaỏng 5.015 thùng.
Cổ phiếu BP tiếp tục giảm và tính từ đầu năm tới nay đã mất gần 50%.
* Mạnh Hà (Theo Dow Jones)
Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010
BP dành 20 tỷ USD bồi thường nạn nhân của vụ tràn dầu
Ông Obama cho biết BP còn nhất trí thành lập một quỹ riêng khác trị giá 100 triệu USD để bồi thường cho các công nhân làm việc trên giàn khoan bị thôi việc do các giàn này phải ngừng họat động vì vụ nổ.
Sau một thời gian thương lượng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức tập đoàn dầu khí BP của Anh ngày 16-6 đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD nhằm bồi thường cho các nạn nhân của vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico.
Tổng thống Obama đã thông báo về thỏa thuận nói trên sau cuộc họp kéo dài bốn tiếng đồng hồ với các quan chức BP. Ông Obama cho biết BP còn nhất trí thành lập một quỹ riêng khác trị giá 100 triệu USD để bồi thường cho các công nhân làm việc trên giàn khoan bị thôi việc do các giàn này phải ngừng họat động vì vụ nổ.
Theo thỏa thuận, BP sẽ chi trả 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng 4 năm tới để bồi thường cho những thiệt hại do vụ nổ giàn khoan gây ra. Các chi tiết của thỏa thuận sẽ được hai bên tiếp tục xem xét, và cách chi trả dần như trên cho phép BP có thể quản lý tốt hơn nguồn tiền của họ, cũng như duy trì được tình trạng tài chính ổn định, tránh gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Tổng thống Obama nhấn mạnh, 20 tỷ USD không phải là con số giới hạn và BP có thể sẽ phải trả thêm nếu cần thiết.
Vụ tràn dầu đang gây ra một thảm họa sinh thái ở Vịnh Mexico
Ông Obama cũng cho biết quỹ độc lập này sẽ được điều hành dưới sự chỉ đạo của luật sư Kenneth Feinberg, người đã từng giám sát việc bồi thường cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Ngoài ra, còn có một ủy ban gồm ba thành viên chịu trách nhiệm phân xử những yêu cầu đòi bồi thường bị từ chối.
Tại cuộc họp, Chủ tịch BP Carl-Henric Svanberg cũng lên tiếng xin lỗi nước Mỹ về thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, đồng thời cho biết để tập trung cho công tác chi trả bồi thường, BP sẽ tạm ngừng việc chia cổ tức cho cổ đông, bán đi một số tài sản của hãng trị giá khoảng 10 tỷ USD và cắt giảm một số khoản đầu tư.
Kể từ khi xảy ra vụ nổ giếng dầu dầu hồi cuối tháng 4 vừa qua đến nay, lượng dầu tràn ra biển đã vượt quá 370 triệu lít, cao gấp hơn 9 lần lượng dầu tràn ra trong thảm họa Exxon Valdez hồi năm 1989 ở Alaska (Mỹ). Dự kiến, con số trên có thể còn tiếp tục tăng.
Thảo Hương(Theo AP)
Sau một thời gian thương lượng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và các quan chức tập đoàn dầu khí BP của Anh ngày 16-6 đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập một quỹ trị giá 20 tỷ USD nhằm bồi thường cho các nạn nhân của vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico.
Tổng thống Obama đã thông báo về thỏa thuận nói trên sau cuộc họp kéo dài bốn tiếng đồng hồ với các quan chức BP. Ông Obama cho biết BP còn nhất trí thành lập một quỹ riêng khác trị giá 100 triệu USD để bồi thường cho các công nhân làm việc trên giàn khoan bị thôi việc do các giàn này phải ngừng họat động vì vụ nổ.
Theo thỏa thuận, BP sẽ chi trả 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng 4 năm tới để bồi thường cho những thiệt hại do vụ nổ giàn khoan gây ra. Các chi tiết của thỏa thuận sẽ được hai bên tiếp tục xem xét, và cách chi trả dần như trên cho phép BP có thể quản lý tốt hơn nguồn tiền của họ, cũng như duy trì được tình trạng tài chính ổn định, tránh gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Tổng thống Obama nhấn mạnh, 20 tỷ USD không phải là con số giới hạn và BP có thể sẽ phải trả thêm nếu cần thiết.
Vụ tràn dầu đang gây ra một thảm họa sinh thái ở Vịnh Mexico
Ông Obama cũng cho biết quỹ độc lập này sẽ được điều hành dưới sự chỉ đạo của luật sư Kenneth Feinberg, người đã từng giám sát việc bồi thường cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Ngoài ra, còn có một ủy ban gồm ba thành viên chịu trách nhiệm phân xử những yêu cầu đòi bồi thường bị từ chối.
Tại cuộc họp, Chủ tịch BP Carl-Henric Svanberg cũng lên tiếng xin lỗi nước Mỹ về thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, đồng thời cho biết để tập trung cho công tác chi trả bồi thường, BP sẽ tạm ngừng việc chia cổ tức cho cổ đông, bán đi một số tài sản của hãng trị giá khoảng 10 tỷ USD và cắt giảm một số khoản đầu tư.
Kể từ khi xảy ra vụ nổ giếng dầu dầu hồi cuối tháng 4 vừa qua đến nay, lượng dầu tràn ra biển đã vượt quá 370 triệu lít, cao gấp hơn 9 lần lượng dầu tràn ra trong thảm họa Exxon Valdez hồi năm 1989 ở Alaska (Mỹ). Dự kiến, con số trên có thể còn tiếp tục tăng.
Thảo Hương(Theo AP)
Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010
BP mất hàng tỷ USD vì tràn dầu
KIỀU OANH
04/05/2010 16:08 (GMT+7)
Vụ nổ giàn khoan và tràn dầu trên Vịnh Mexico có thể khiến "đại gia" dầu lửa BP phải chi tới 15 tỷ USD để khắc phục hậu quả
Sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico sau vụ nổ giàn khoan hồi tháng 4 đã “gọt” mất 32 tỷ USD khỏi giá trị vốn hóa thị trường của hãng dầu lửa BP.
Ước tính, các vụ kiện tụng, tiền nộp phạt, công tác dọn dẹp dầu tràn, và chi phí phải bỏ ra để khắc phục sự sứt mẻ danh tiếng sẽ “ngốn” thêm của BP thêm nhiều tỷ USD nữa trong thời gian tới.
Hôm 20/4, giàn khoan Deepwater Horizon ở ngoài khơi bờ biển bang Louisiana, Mỹ, đã nổ tung, làm 11 người thiệt mạng và kéo theo tình trạng tràn dầu nghiêm trọng trên Vịnh Mexico. Đây là giàn khoan dầu thuộc sở hữu của công ty Transocean được BP thuê lại để khoan một giếng dầu với sản lượng khoảng 760.000 lít dầu mỗi ngày.
Theo hãng tin AP, cho tới thời điểm hiện tại, BP phải chi 6 triệu USD/ngày để dọn dẹp dầu tràn từ vụ nổ giàn khoan nghiêm trọng nói trên. Luật của Mỹ quy định, các hãng dầu lửa để xảy ra tràn dầu phải chi trả mọi chi phí liên quan tới hoạt động làm sạch dầu tràn do các cơ quan chức năng của chính phủ như Lực lượng bảo vệ bờ biển hay An ninh nội địa thực hiện.
Chi phí thực tế sẽ còn phình to hơn nhiều khi BP phải đền bù thiệt hại cho sự phá hủy sinh thái, các hoạt động kinh doanh và du lịch ở khu vực lân cận do vụ nổ giàn khoan và tràn dầu gây ra. Hôm 3/5, BP đã cam kết với các chủ thuyền câu tôm, các công nhân dầu khí, và nhiều đối tượng khác về việc bồi thường thiệt hại.
Giới phân tích cho biết, hiện còn chưa thể biết hết mức độ nghiêm trọng của vụ tràn dầu này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của Mỹ cũng chưa xác định được BP có trách nhiệm tới đâu trong sự cố nổ giàn khoan. Tuy nhiên, nhiều khả năng, “đại gia” dầu lửa này sẽ bị kiện và nộp phạt.
AP nhận định, ít nhất, BP cũng sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các chính trị gia và các cơ quan chức năng của Washington. Hãng này có thể chịu bất lợi so với các đối thủ, khi xin phép Chính phủ Mỹ thăm dò dầu khí ở ngoài khơi nước này.
Nhà phân tích Fadel Gheit thuộc công ty tư vấn Oppenheimer ước tính, mỗi ngày tràn dầu khiến BP thiệt hại hàng trăm triệu USD. Theo chuyên gia này, BP sẽ chịu tổng thiệt hại từ 5-15 tỷ USD vì sự cố đáng tiếc này. Còn theo các chuyên gia thuộc hãng tư vấn Sanford C. Bernstein, vụ nổ giàn khoan và tràn dầu sẽ tiêu tốn của BP 12,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, với mức lợi nhuận gần 40 tỷ USD trong thời gian 2008-2009 và 6 tỷ USD trong quý 1 năm nay, BP vẫn có thừa tiềm lực tài chính để vượt qua những thách thức này.
Có trụ sở ở London, Anh, nhưng BP là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất ở Mỹ. Trong 10 năm qua, BP đã để xảy ra nhiều sự cố trong công tác thăm dò và khai thác dầu tại Mỹ. Trong đó phải kể tới vụ nổ nhà máy lọc dầu ở Texas vào năm 2005 làm 15 người chết, hay vụ tràn hơn 750.000 lít dầu ở bang Alaska hồi năm 2006.
04/05/2010 16:08 (GMT+7)
Vụ nổ giàn khoan và tràn dầu trên Vịnh Mexico có thể khiến "đại gia" dầu lửa BP phải chi tới 15 tỷ USD để khắc phục hậu quả
Sự cố tràn dầu trên Vịnh Mexico sau vụ nổ giàn khoan hồi tháng 4 đã “gọt” mất 32 tỷ USD khỏi giá trị vốn hóa thị trường của hãng dầu lửa BP.
Ước tính, các vụ kiện tụng, tiền nộp phạt, công tác dọn dẹp dầu tràn, và chi phí phải bỏ ra để khắc phục sự sứt mẻ danh tiếng sẽ “ngốn” thêm của BP thêm nhiều tỷ USD nữa trong thời gian tới.
Hôm 20/4, giàn khoan Deepwater Horizon ở ngoài khơi bờ biển bang Louisiana, Mỹ, đã nổ tung, làm 11 người thiệt mạng và kéo theo tình trạng tràn dầu nghiêm trọng trên Vịnh Mexico. Đây là giàn khoan dầu thuộc sở hữu của công ty Transocean được BP thuê lại để khoan một giếng dầu với sản lượng khoảng 760.000 lít dầu mỗi ngày.
Theo hãng tin AP, cho tới thời điểm hiện tại, BP phải chi 6 triệu USD/ngày để dọn dẹp dầu tràn từ vụ nổ giàn khoan nghiêm trọng nói trên. Luật của Mỹ quy định, các hãng dầu lửa để xảy ra tràn dầu phải chi trả mọi chi phí liên quan tới hoạt động làm sạch dầu tràn do các cơ quan chức năng của chính phủ như Lực lượng bảo vệ bờ biển hay An ninh nội địa thực hiện.
Chi phí thực tế sẽ còn phình to hơn nhiều khi BP phải đền bù thiệt hại cho sự phá hủy sinh thái, các hoạt động kinh doanh và du lịch ở khu vực lân cận do vụ nổ giàn khoan và tràn dầu gây ra. Hôm 3/5, BP đã cam kết với các chủ thuyền câu tôm, các công nhân dầu khí, và nhiều đối tượng khác về việc bồi thường thiệt hại.
Giới phân tích cho biết, hiện còn chưa thể biết hết mức độ nghiêm trọng của vụ tràn dầu này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của Mỹ cũng chưa xác định được BP có trách nhiệm tới đâu trong sự cố nổ giàn khoan. Tuy nhiên, nhiều khả năng, “đại gia” dầu lửa này sẽ bị kiện và nộp phạt.
AP nhận định, ít nhất, BP cũng sẽ phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các chính trị gia và các cơ quan chức năng của Washington. Hãng này có thể chịu bất lợi so với các đối thủ, khi xin phép Chính phủ Mỹ thăm dò dầu khí ở ngoài khơi nước này.
Nhà phân tích Fadel Gheit thuộc công ty tư vấn Oppenheimer ước tính, mỗi ngày tràn dầu khiến BP thiệt hại hàng trăm triệu USD. Theo chuyên gia này, BP sẽ chịu tổng thiệt hại từ 5-15 tỷ USD vì sự cố đáng tiếc này. Còn theo các chuyên gia thuộc hãng tư vấn Sanford C. Bernstein, vụ nổ giàn khoan và tràn dầu sẽ tiêu tốn của BP 12,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, với mức lợi nhuận gần 40 tỷ USD trong thời gian 2008-2009 và 6 tỷ USD trong quý 1 năm nay, BP vẫn có thừa tiềm lực tài chính để vượt qua những thách thức này.
Có trụ sở ở London, Anh, nhưng BP là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất ở Mỹ. Trong 10 năm qua, BP đã để xảy ra nhiều sự cố trong công tác thăm dò và khai thác dầu tại Mỹ. Trong đó phải kể tới vụ nổ nhà máy lọc dầu ở Texas vào năm 2005 làm 15 người chết, hay vụ tràn hơn 750.000 lít dầu ở bang Alaska hồi năm 2006.
Thứ Năm, 18 tháng 3, 2010
BP - Chất lượng hảo hạng
BP đã là một tên tuổi quốc tế quen thuộc trong nhiều thập kỷ. Một trong những tập đoàn năng lượng lớn nhất thế giới, BP cung cấp nhiên liệu cho việc vận chuyển, năng lượng cho việc đốt sáng và sưởi ấm, và các dịch vụ bán lẻ. Công ty cũng phát triển một chuỗi hệ thống những sản phẩm hóa dầu được sử dụng để tạo ra tất cả các loại sản phẩm dùng hàng ngày. Những sản phẩm và dịch vụ đa dạng này được giới thiệu trước công chúng thông qua một loạt các thương hiệu uy tín quốc tế. Cùng nhau, chúng đã biến BP thành một quyền lực toàn cầu như ngày nay.
THỊ TRƯỜNG
Mỗi ngày, hàng triệu khách hàng của BP mua nhiên liệu, dầu nhớt và một loạt các vật phẩm khác từ hơn 25.000 trạm xăng dầu trên khắp thế giới. Rõ ràng là họ tin tưởng bộ sưu tập thương hiệu uy tín của BP, bao gồm Ampm, ARCO, Aral, BP, Castrol, Ultimate và Wild Bean Café.
Là nhà bán lẻ nhiên liệu lớn thứ hai ở Châu Âu, BP cũng là nhà bán lẻ lớn nhất trong thị trường lớn nhất ở Châu Âu, Đức. 2500 đại lý ở Đức được mang thương hiệu Aral.
Ở Mỹ, công ty thông qua thương hiệu bán lẻ BP ở phía đông dãy Rocky và thương hiệu chính ARCO ở phía tây. BP là thương hiệu cung cấp nhiên liệu lớn thứ hai ở Bắc Mỹ, và xăng dầu BP Ultumate dẫn đầu thị trường cao cấp ở đó. BP luôn là một thương hiệu tiên phong và đang phát triển mạnh mẽ ở những thị trường đang lên. Công ty đã hợp tác với Petrochina và Sinopec ở Trung Quốc, TNK ở Nga, và đang lên kế hoạch cho sự xuất hiện của mình với nhiều đại lý bán lẻ ở các nước đang phát triển.
THÀNH TỰU
Đầu năm 2007, độc giả tạp chí Business Car đã bình chọn sáng kiến “targetneutral” (trung hòa khí CO2) của BP là “Sự cải cách tiêu biểu trong năm”. Kế hoạch chủ đạo đầu tiên ở Anh để trung hòa sự thải khí CO2 từ xe hơi, targetneutral cho phép khách hàng tính toán sự thải khí CO2 của xe mình, và sau đó trung hòa những khí này bằng cách đóng một lệ phí – khoảng 20 bảng một người. Số tiền này sau đó được dùng để tài trợ những dự án làm giảm lượng khí CO2 trong môi trường. BP cũng đóng góp những khoảng riêng của mình mỗi khi thành viên của chương trình targetneurtral mua nhiên liệu của BP và thanh toán bằng thẻ Nectar.
Những thành tựu khác đáng chú ý gần đây là từ thương hiệu Aral của BP ở Đức, nơi được Reader’s Digest phong tặng là “Thương hiệu uy tín nhất” về nhiên liệu 6 năm liên tục. Nó cũng giành được danh hiệu “Thương hiệu hàng đầu” từ một tạp chí xe hơi Đức lần thứ hai. Đây là một minh chứng hùng hồn của lòng trung thành lâu dài từ khách hàng đối với Aral.
SẢN PHẨM
Quyền chọn lựa rộng rãi có sẵn ở trang web bán lẻ của BP chạy dài từ những nhiên liệu cao cấp cho đến những vật phẩm tiện lợi, thức ăn được chuẩn bị tươi mới, café và bánh ngọt. Ở Anh, gần đây công ty đã hoàn thành một cuộc thăm dò kéo dài 12 tháng kết hợp Marks & Spencer’s Simply Food vào sân trước các cửa hàng bán lẻ BP. Kết quả thành công ngoài sức tưởng tượng với 97% khách hàng đánh giá là sự kết hợp này tốt, rất tốt, xuất sắc.
BP đã thấy một sự phù hợp mạnh mẽ về chiến lược giữa thương hiệu và Marks & Spencer, và những kế hoạch hoạt động cho những sự kết hợp này ở hơn 200 trang web. Những khách hàng sẽ có thể mua những vật phẩm đã chọn từ hạng mục sản phẩm Mark & Spencer bao gồm: bánh mì sandwich, các bữa ăn được chế biến sẵn, sản phẩm tươi, rượu, hoa, và những hàng tạp phẩm cơ bản cùng với dịch vụ thức ăn riêng của thương hiệu BP, Wild Bean Café.
Wild Bean Café là thương hiệu non trẻ nhất của BP, đưa ra thức ăn chất lượng cao, tươi mới và café mua đi. Trong năm 2006, Wild Bean Café được ban cho một diện mạo mới, tách nó ra khỏi cửa hàng, tạo ra một môi trường café đặc biệt. Một cải cách khác là BP LPG đã cách mạng hóa thị trường nước uống có gas với BP Gas Light, loại chai nhẹ tiên phong lần đầu tiên được đưa vào thị trường nhiều nước Châu Âu. BP Ultimate được đưa ra thị trường như là một loại nhiên liệu cao cấp ở Nga và Nam Phi vào năm 2006, phản ánh phương pháp xây dựng thương hiệu toàn cầu/khu vực. Lần đầu tiên có mặt ở thị trường Anh sau 18 tháng nghiên cứu mở rộng, BP Ultimate giờ đây đã được bán ở 15 quốc gia – chứng minh cả sự cam kết của BP đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường và khả năng phân phối những sản phẩm cao cấp đến nhiều thị trường đa dạng. Công thức tiến bộ của BP Ultimate được chứng minh là một nguồn năng lượng làm sạch đáng kể so với những nhiên liệu thường. Một động cơ sạch hơn là một động cơ hiệu quả hơn và có nghĩa là tiết kiệm nhiên liệu hơn, hiệu suất cao hơn và khí thải ít hơn, điều này có thể giúp một chiếc xe hơi thân thiện hơn với môi trường.
NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY
Đầu năm 2007, BP đã khai trương ‘Helios House’ ở Los Angeles, một trạm xăng độc nhất vô nhị tích cực ủng hộ sự bền vững và giáo dục môi trường. Kết hợp chặt chẽ với một dãy những sự cách tân tập trung về môi trường, trạm xăng là một nghiên cứu trong những cách thức khám phá để làm các trạm xăng trở nên “xanh tươi hơn” và hoàn thiện trải nghiệm của khách hàng.
‘Helios House’ nhắm đến việc giúp khách hàng quan tâm đến môi trường với những mẹo nhỏ trong cuộc sống, những điều đã được đưa lên trang web www.thegreencurve.com. Trang web đưa ra một dãy các sáng kiến để giúp mọi người ‘phát triển những đường cong xanh tươi’ bằng cách tạo ra những thay đổi đơn giản trong cuộc sống của họ. Cũng như cung cấp một kinh nghiệm tốt hơn cho những khách hàng của hôm nay, BP hy vọng những sáng kiến này sẽ giúp mọi người tạo ra một môi trường tốt hơn cho ngày mai. Thông qua ‘Helios House’, công ty cũng nhằm nghiên cứu khách hàng và cộng đồng phản ứng như thế nào về một loạt những sáng kiến về môi trường của trạm xăng, như là thiết kế xanh sáng tạo, những kiến thức, những vật liệu sinh thái và những cơ hội cho việc tái chế. Những ý tưởng và bài học ở đây sẽ được chia sẻ với các trung tâm BP trên khắp quốc gia.
KHUYẾN THỊ
Kể từ năm 2002, chiến lược truyền thông của BP đã là mang đến một tiếng nói cho những người thực sự quan tâm đến nguồn năng lượng của họ. BP đã đáp lại bằng cách sử dụng một ngôn ngữ đơn giản và trung thực về việc làm thế nào để xử trí vấn đề này. BP nhận ra rằng mình không thể giải quyết những vấn đề này đơn phương, nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc – điều này được hình tượng hóa với ngôn ngữ ‘khởi đầu’
Tất cả những việc mà BP thực hiện nhằm biểu thị việc công ty suy nghĩ và vươn xa hơn ngoài lĩnh vực dầu khí như thế nào, cả hai thông qua sự đầu tư trong những nguồn năng lượng thay thế và làm thế nào những chính sách, hành động đã từ bỏ những tục lệ của ngành công nghiệp dầu khí trong quá khứ.
BP đã giới thiệu những mục tiêu tâm lý học phức tạp, đưa sự thấu hiểu tươi mới vào đời sống của khách hàng và quan trọng là làm thế nào để tận dụng các phương tiện truyền thông. Một chương trình truyền thông hoàn chỉnh được phát triển để thu hút đúng đối tượng khách hàng vào đúng thời điểm và đúng thông điệp. Như là một kết quả, BP giờ đây đã đầu tư hơn hai lần bình quân của ngành công nghiệp trong truyền thông hiện đại/kỹ thuật số.
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Trong mọi việc đã làm, BP nhắm đến một thành tựu cụ thể, cách tân, tiến bộ, xanh sạch.
Một thành tựu cụ thể là chứng minh BP có thể được tin tưởng. Nhằm tạo ra tiêu chuẩn toàn cầu và cho công ty và trong thành tựu tài chính, cho mọi thứ từ môi trường cho đến sự hài lòng của khách hàng và nhân viên.
BP tập trung vào sự sáng tạo đổi mới trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Kết hợp sự sáng tạo của người của mình với công nghệ tiến bộ để đưa ra những “giải pháp đột phá” trong thử thách kinh doanh và nhu cầu khách hàng. Tiến bộ có nghĩa là BP có thể tin cậy được để trở nên cởi mở, dễ dàng truy nhập, luôn tìm kiếm những phương pháp mới. Không chỉ đơn giản là về khía cạnh thương mại, mà trong một tổng thể xã hội, BP hướng đến việc giúp đỡ cộng đồng phát triển và tạo cơ hội cho các cá nhân có thể phát huy tiềm năng của mình.
Sau cùng, màu xanh nói đến hình ảnh của BP trên cương vị lãnh đạo trong lĩnh vực môi trường. Công ty tập trung vào việc dẫn đường phát triển những giải pháp mà có thể giúp vượt qua sự thỏa hiệp giữa bảo vệ môi trường và cung cấp nhiệt lượng, quang năng và sự tiện lợi cho hàng triệu khách hàng.
Những giá trị này kết hợp để tạo ra thương hiệu BP “đi xa hơn cả lĩnh vực dầu khí”, mô tả một công ty vô cùng quan tâm đến việc phát triển những dạng năng lượng mới và những phương sách cách tân sản xuất dầu nhớt và khí để tạo ra một nguồn năng lượng bền vững cho tương lai.
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ BP
• Nhãn hiệu BP đầu tiên được tạo ra như là một kết quả của sự cạnh tranh nhân viên vào năm 1920.
• Thương hiệu những trạm xăng dầu đầu tiên của BP ở Anh là màu đỏ.
• Vào năm 1922, Castrol trở thành công ty đầu tiên dùng bầu trời để quảng cáo, treo lơ lửng tên công ty trong không khí trong 4 phút.
• 1909: Công ty Oil Anglo-Persian (tên gọi đầu tiên của công ty) được hình thành.
• Những năm 1940: Sau chiến tranh thế giới lần II, doanh số của BP, lợi nhuận, vốn tiêu dùng và công việc kinh doanh, tất cả tăng lên một mức độ kỷ lục khi Châu Âu được tái thiết.
• 1954: Tên gọi của công ty là The British Petroleum Company Limited. (Công ty trách nhiệm hữu hạn xăng dầu Anh Quốc)
• 1965: BP tìm ra mỏ khí West Sole – mỏ khí hydrocarbon ngoài khơi đầu tiên ở vùng biển nước Anh.
• 1975: BP dẫn vào bờ lượng dầu đầu tiên từ biển phía Bắc nước Anh khi đưa khu mỏ Forties vào hoạt động. Sự hoạt động của khu mỏ được tài trợ bởi 370 triệu bảng vay ngân hàng – khoản tiền vay lớn nhất từ ngân hàng tư nhân vào lúc đó.
• Những năm1990: BP xáp nhập với tập đoàn khổng lồ Mỹ Amoco, và kiếm được ARCO, Burmah Castrol và Veba Oil, làm nó trở thành công ty năng lượng lớn nhất thế giới.
• 1997: Đáp lại những bằng chứng và những mối quan tâm ngày càng lên cao về hiện tượng khí thải nhà kính và nhiệt độ trái đất tăng lên, BP đã trở thành người đầu tiên trong ngành công nghiệp này phát biểu công khai những hành động đề phòng cần thiết đối với sự thay đổi của khí hậu.
• 2005: Chương trình BP Alternative Energy (Nguồn năng lượng thay thế) được triển khai, chuyên dành cho sự phát triển và tiếp thị quy mô và kinh doanh đối với năng lượng chứa ít carbon
THỊ TRƯỜNG
Mỗi ngày, hàng triệu khách hàng của BP mua nhiên liệu, dầu nhớt và một loạt các vật phẩm khác từ hơn 25.000 trạm xăng dầu trên khắp thế giới. Rõ ràng là họ tin tưởng bộ sưu tập thương hiệu uy tín của BP, bao gồm Ampm, ARCO, Aral, BP, Castrol, Ultimate và Wild Bean Café.
Là nhà bán lẻ nhiên liệu lớn thứ hai ở Châu Âu, BP cũng là nhà bán lẻ lớn nhất trong thị trường lớn nhất ở Châu Âu, Đức. 2500 đại lý ở Đức được mang thương hiệu Aral.
Ở Mỹ, công ty thông qua thương hiệu bán lẻ BP ở phía đông dãy Rocky và thương hiệu chính ARCO ở phía tây. BP là thương hiệu cung cấp nhiên liệu lớn thứ hai ở Bắc Mỹ, và xăng dầu BP Ultumate dẫn đầu thị trường cao cấp ở đó. BP luôn là một thương hiệu tiên phong và đang phát triển mạnh mẽ ở những thị trường đang lên. Công ty đã hợp tác với Petrochina và Sinopec ở Trung Quốc, TNK ở Nga, và đang lên kế hoạch cho sự xuất hiện của mình với nhiều đại lý bán lẻ ở các nước đang phát triển.
THÀNH TỰU
Đầu năm 2007, độc giả tạp chí Business Car đã bình chọn sáng kiến “targetneutral” (trung hòa khí CO2) của BP là “Sự cải cách tiêu biểu trong năm”. Kế hoạch chủ đạo đầu tiên ở Anh để trung hòa sự thải khí CO2 từ xe hơi, targetneutral cho phép khách hàng tính toán sự thải khí CO2 của xe mình, và sau đó trung hòa những khí này bằng cách đóng một lệ phí – khoảng 20 bảng một người. Số tiền này sau đó được dùng để tài trợ những dự án làm giảm lượng khí CO2 trong môi trường. BP cũng đóng góp những khoảng riêng của mình mỗi khi thành viên của chương trình targetneurtral mua nhiên liệu của BP và thanh toán bằng thẻ Nectar.
Những thành tựu khác đáng chú ý gần đây là từ thương hiệu Aral của BP ở Đức, nơi được Reader’s Digest phong tặng là “Thương hiệu uy tín nhất” về nhiên liệu 6 năm liên tục. Nó cũng giành được danh hiệu “Thương hiệu hàng đầu” từ một tạp chí xe hơi Đức lần thứ hai. Đây là một minh chứng hùng hồn của lòng trung thành lâu dài từ khách hàng đối với Aral.
SẢN PHẨM
Quyền chọn lựa rộng rãi có sẵn ở trang web bán lẻ của BP chạy dài từ những nhiên liệu cao cấp cho đến những vật phẩm tiện lợi, thức ăn được chuẩn bị tươi mới, café và bánh ngọt. Ở Anh, gần đây công ty đã hoàn thành một cuộc thăm dò kéo dài 12 tháng kết hợp Marks & Spencer’s Simply Food vào sân trước các cửa hàng bán lẻ BP. Kết quả thành công ngoài sức tưởng tượng với 97% khách hàng đánh giá là sự kết hợp này tốt, rất tốt, xuất sắc.
BP đã thấy một sự phù hợp mạnh mẽ về chiến lược giữa thương hiệu và Marks & Spencer, và những kế hoạch hoạt động cho những sự kết hợp này ở hơn 200 trang web. Những khách hàng sẽ có thể mua những vật phẩm đã chọn từ hạng mục sản phẩm Mark & Spencer bao gồm: bánh mì sandwich, các bữa ăn được chế biến sẵn, sản phẩm tươi, rượu, hoa, và những hàng tạp phẩm cơ bản cùng với dịch vụ thức ăn riêng của thương hiệu BP, Wild Bean Café.
Wild Bean Café là thương hiệu non trẻ nhất của BP, đưa ra thức ăn chất lượng cao, tươi mới và café mua đi. Trong năm 2006, Wild Bean Café được ban cho một diện mạo mới, tách nó ra khỏi cửa hàng, tạo ra một môi trường café đặc biệt. Một cải cách khác là BP LPG đã cách mạng hóa thị trường nước uống có gas với BP Gas Light, loại chai nhẹ tiên phong lần đầu tiên được đưa vào thị trường nhiều nước Châu Âu. BP Ultimate được đưa ra thị trường như là một loại nhiên liệu cao cấp ở Nga và Nam Phi vào năm 2006, phản ánh phương pháp xây dựng thương hiệu toàn cầu/khu vực. Lần đầu tiên có mặt ở thị trường Anh sau 18 tháng nghiên cứu mở rộng, BP Ultimate giờ đây đã được bán ở 15 quốc gia – chứng minh cả sự cam kết của BP đối với những sản phẩm thân thiện với môi trường và khả năng phân phối những sản phẩm cao cấp đến nhiều thị trường đa dạng. Công thức tiến bộ của BP Ultimate được chứng minh là một nguồn năng lượng làm sạch đáng kể so với những nhiên liệu thường. Một động cơ sạch hơn là một động cơ hiệu quả hơn và có nghĩa là tiết kiệm nhiên liệu hơn, hiệu suất cao hơn và khí thải ít hơn, điều này có thể giúp một chiếc xe hơi thân thiện hơn với môi trường.
NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN ĐÂY
Đầu năm 2007, BP đã khai trương ‘Helios House’ ở Los Angeles, một trạm xăng độc nhất vô nhị tích cực ủng hộ sự bền vững và giáo dục môi trường. Kết hợp chặt chẽ với một dãy những sự cách tân tập trung về môi trường, trạm xăng là một nghiên cứu trong những cách thức khám phá để làm các trạm xăng trở nên “xanh tươi hơn” và hoàn thiện trải nghiệm của khách hàng.
‘Helios House’ nhắm đến việc giúp khách hàng quan tâm đến môi trường với những mẹo nhỏ trong cuộc sống, những điều đã được đưa lên trang web www.thegreencurve.com. Trang web đưa ra một dãy các sáng kiến để giúp mọi người ‘phát triển những đường cong xanh tươi’ bằng cách tạo ra những thay đổi đơn giản trong cuộc sống của họ. Cũng như cung cấp một kinh nghiệm tốt hơn cho những khách hàng của hôm nay, BP hy vọng những sáng kiến này sẽ giúp mọi người tạo ra một môi trường tốt hơn cho ngày mai. Thông qua ‘Helios House’, công ty cũng nhằm nghiên cứu khách hàng và cộng đồng phản ứng như thế nào về một loạt những sáng kiến về môi trường của trạm xăng, như là thiết kế xanh sáng tạo, những kiến thức, những vật liệu sinh thái và những cơ hội cho việc tái chế. Những ý tưởng và bài học ở đây sẽ được chia sẻ với các trung tâm BP trên khắp quốc gia.
KHUYẾN THỊ
Kể từ năm 2002, chiến lược truyền thông của BP đã là mang đến một tiếng nói cho những người thực sự quan tâm đến nguồn năng lượng của họ. BP đã đáp lại bằng cách sử dụng một ngôn ngữ đơn giản và trung thực về việc làm thế nào để xử trí vấn đề này. BP nhận ra rằng mình không thể giải quyết những vấn đề này đơn phương, nhưng cũng không thể đứng ngoài cuộc – điều này được hình tượng hóa với ngôn ngữ ‘khởi đầu’
Tất cả những việc mà BP thực hiện nhằm biểu thị việc công ty suy nghĩ và vươn xa hơn ngoài lĩnh vực dầu khí như thế nào, cả hai thông qua sự đầu tư trong những nguồn năng lượng thay thế và làm thế nào những chính sách, hành động đã từ bỏ những tục lệ của ngành công nghiệp dầu khí trong quá khứ.
BP đã giới thiệu những mục tiêu tâm lý học phức tạp, đưa sự thấu hiểu tươi mới vào đời sống của khách hàng và quan trọng là làm thế nào để tận dụng các phương tiện truyền thông. Một chương trình truyền thông hoàn chỉnh được phát triển để thu hút đúng đối tượng khách hàng vào đúng thời điểm và đúng thông điệp. Như là một kết quả, BP giờ đây đã đầu tư hơn hai lần bình quân của ngành công nghiệp trong truyền thông hiện đại/kỹ thuật số.
GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
Trong mọi việc đã làm, BP nhắm đến một thành tựu cụ thể, cách tân, tiến bộ, xanh sạch.
Một thành tựu cụ thể là chứng minh BP có thể được tin tưởng. Nhằm tạo ra tiêu chuẩn toàn cầu và cho công ty và trong thành tựu tài chính, cho mọi thứ từ môi trường cho đến sự hài lòng của khách hàng và nhân viên.
BP tập trung vào sự sáng tạo đổi mới trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Kết hợp sự sáng tạo của người của mình với công nghệ tiến bộ để đưa ra những “giải pháp đột phá” trong thử thách kinh doanh và nhu cầu khách hàng. Tiến bộ có nghĩa là BP có thể tin cậy được để trở nên cởi mở, dễ dàng truy nhập, luôn tìm kiếm những phương pháp mới. Không chỉ đơn giản là về khía cạnh thương mại, mà trong một tổng thể xã hội, BP hướng đến việc giúp đỡ cộng đồng phát triển và tạo cơ hội cho các cá nhân có thể phát huy tiềm năng của mình.
Sau cùng, màu xanh nói đến hình ảnh của BP trên cương vị lãnh đạo trong lĩnh vực môi trường. Công ty tập trung vào việc dẫn đường phát triển những giải pháp mà có thể giúp vượt qua sự thỏa hiệp giữa bảo vệ môi trường và cung cấp nhiệt lượng, quang năng và sự tiện lợi cho hàng triệu khách hàng.
Những giá trị này kết hợp để tạo ra thương hiệu BP “đi xa hơn cả lĩnh vực dầu khí”, mô tả một công ty vô cùng quan tâm đến việc phát triển những dạng năng lượng mới và những phương sách cách tân sản xuất dầu nhớt và khí để tạo ra một nguồn năng lượng bền vững cho tương lai.
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ BP
• Nhãn hiệu BP đầu tiên được tạo ra như là một kết quả của sự cạnh tranh nhân viên vào năm 1920.
• Thương hiệu những trạm xăng dầu đầu tiên của BP ở Anh là màu đỏ.
• Vào năm 1922, Castrol trở thành công ty đầu tiên dùng bầu trời để quảng cáo, treo lơ lửng tên công ty trong không khí trong 4 phút.
• 1909: Công ty Oil Anglo-Persian (tên gọi đầu tiên của công ty) được hình thành.
• Những năm 1940: Sau chiến tranh thế giới lần II, doanh số của BP, lợi nhuận, vốn tiêu dùng và công việc kinh doanh, tất cả tăng lên một mức độ kỷ lục khi Châu Âu được tái thiết.
• 1954: Tên gọi của công ty là The British Petroleum Company Limited. (Công ty trách nhiệm hữu hạn xăng dầu Anh Quốc)
• 1965: BP tìm ra mỏ khí West Sole – mỏ khí hydrocarbon ngoài khơi đầu tiên ở vùng biển nước Anh.
• 1975: BP dẫn vào bờ lượng dầu đầu tiên từ biển phía Bắc nước Anh khi đưa khu mỏ Forties vào hoạt động. Sự hoạt động của khu mỏ được tài trợ bởi 370 triệu bảng vay ngân hàng – khoản tiền vay lớn nhất từ ngân hàng tư nhân vào lúc đó.
• Những năm1990: BP xáp nhập với tập đoàn khổng lồ Mỹ Amoco, và kiếm được ARCO, Burmah Castrol và Veba Oil, làm nó trở thành công ty năng lượng lớn nhất thế giới.
• 1997: Đáp lại những bằng chứng và những mối quan tâm ngày càng lên cao về hiện tượng khí thải nhà kính và nhiệt độ trái đất tăng lên, BP đã trở thành người đầu tiên trong ngành công nghiệp này phát biểu công khai những hành động đề phòng cần thiết đối với sự thay đổi của khí hậu.
• 2005: Chương trình BP Alternative Energy (Nguồn năng lượng thay thế) được triển khai, chuyên dành cho sự phát triển và tiếp thị quy mô và kinh doanh đối với năng lượng chứa ít carbon
Nhãn:
Bp - chất lượng hảo hạng
Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010
THƯ CẢM ƠN
Kính gửi : Qúy khách hàng & Đối tác .
Lời đầu thư tôi xin thay mặt Công ty TNHH Phong Phú gửi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng tới tất cả qúy khách hàng & đối tác , những người đã, đang, quan tâm và dành những tình cảm ưu ái với Công ty TNHH Phong Phú.
Năm vừa qua, tập thể Công ty TNHH Phong Phú chúng tôi đã luôn cố gắng hết sức mình để nâng cao chất lượng phục vụ . Đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm, để có được những thành công của ngày hôm nay, phải kể đến sự ủng hộ , gắn kết và tin tưởng của tất cả qúy khách hàng và đối tác .
Chúng tôi trân trọng sự hợp tác của qúy khách hàng & các đối tác trong việc kinh doanh với Công ty chúng tôi và thành thật mong nhận được một lời khuyên về cách hoàn thiện khả năng phục vụ khách hàng của chúng tôi .
Là một Doanh Nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm nhựa đường, dầu nhớt và mỡ bôi trơn các loại chúng tôi hiểu khách hàng chính là những chuyên gia tốt nhất đánh giá chất lượng phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm mà chúng tôi cung cấp, không phải ai khác mà chính là qúy khách hàng sẽ tận hưởng những ý kiến hoàn thiện từ chính sự góp ý và tư vấn của qúy khách.
Nhân dịp đầu xuân năm mới tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, chia sẻ của qúy khách hàng & đối tác đối với Công ty TNHH Phong Phú trong thời gian vừa qua ! Xin gửi tới qúy khách hàng & đối tác cùng toàn thể anh chị em trong Công ty TNHH Phong Phú lời chúc đầu xuân AN KHANG – THỊNH VƯỢNG .
CÔNG TY TNHH PHONG PHÚ
NGUYỄN NGUYÊN SINH
Gíam đốc
Lời đầu thư tôi xin thay mặt Công ty TNHH Phong Phú gửi lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng tới tất cả qúy khách hàng & đối tác , những người đã, đang, quan tâm và dành những tình cảm ưu ái với Công ty TNHH Phong Phú.
Năm vừa qua, tập thể Công ty TNHH Phong Phú chúng tôi đã luôn cố gắng hết sức mình để nâng cao chất lượng phục vụ . Đảm bảo tuyệt đối về chất lượng sản phẩm, để có được những thành công của ngày hôm nay, phải kể đến sự ủng hộ , gắn kết và tin tưởng của tất cả qúy khách hàng và đối tác .
Chúng tôi trân trọng sự hợp tác của qúy khách hàng & các đối tác trong việc kinh doanh với Công ty chúng tôi và thành thật mong nhận được một lời khuyên về cách hoàn thiện khả năng phục vụ khách hàng của chúng tôi .
Là một Doanh Nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm nhựa đường, dầu nhớt và mỡ bôi trơn các loại chúng tôi hiểu khách hàng chính là những chuyên gia tốt nhất đánh giá chất lượng phục vụ cũng như chất lượng sản phẩm mà chúng tôi cung cấp, không phải ai khác mà chính là qúy khách hàng sẽ tận hưởng những ý kiến hoàn thiện từ chính sự góp ý và tư vấn của qúy khách.
Nhân dịp đầu xuân năm mới tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, chia sẻ của qúy khách hàng & đối tác đối với Công ty TNHH Phong Phú trong thời gian vừa qua ! Xin gửi tới qúy khách hàng & đối tác cùng toàn thể anh chị em trong Công ty TNHH Phong Phú lời chúc đầu xuân AN KHANG – THỊNH VƯỢNG .
CÔNG TY TNHH PHONG PHÚ
NGUYỄN NGUYÊN SINH
Gíam đốc
Nhãn:
Thư cảm ơn và chúc tết
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)